Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
54825

TÓM TẮT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN PHƯỜNG NGUYÊN BÌNH, TX NGHI SƠN, THANH HOÁ

Ngày 30/08/2021 00:00:00

TÓM TẮT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN PHƯỜNG NGUYÊN BÌNH, TX NGHI SƠN, THANH HOÁ

TÓM TẮT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN PHƯỜNG NGUYÊN BÌNH, TX NGHI SƠN, THANH HOÁ

KHÁI QUÁT VỀ TỰ NHIÊN – XÃ HỘI

VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA PHƯỜNG NGUYÊN BÌNH

I. KHÁI QUÁT VỀ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

1. Khái quát về tự nhiên

Nguyên Bình thuộc vùng bán sơn địa, cách trung tâm thị xã Nghi Sơn hơn 1km về phía Tây.

Có toạ độ: 19024 đến 190 29 độ Vĩ Bắc

105041 đến 1050 46 độ Kinh Đông

Mang đặc trưng khí hậu của vùng Đồng bằng ven biển Bắc miền Trung. Chịu ảnh hưởng vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng, ẩm và mưa nhiều, được chia làm 2 mùa rõ rệt.

Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 (7 tháng)

Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 (5 tháng)

Phía Bắc giáp xã Hải Nhân và Định Hải

Phía Đông giáp phường Hải Hoà và phường Bình Minh.

Phía Nam giáp phường Xuân Lâm và xã Phú Lâm

Phía Tây giáp xã Phú Sơn và dãy núi Bộc, có đỉnh hòn vung (còn gọi là đỉnh Lâm Động) cao 560m.

Điểm dài nhất theo chiều Bắc Nam là 9.850m.

Điểm rộng nhất theo chiều Đông Tây là 3.750m.

Có hai vùng kinh tế rõ rệt: Phía tây đường sắt là vùng bán sơn địa, thuận tiện cho chăn nuôi gia trại, trồng cây gây rừng và trồng lúa chuyên canh, phía Đông đường sắt chuyên sản xuất lúa, lạc, khoai lang, rau màu.

Trên địa bàn phường có nhiều cảnh quan đẹp, gắn liền với những truyền thuyết thần kỳ như:

NÚI THỀ - tên chữ là THỆ NGUYỆN* hay NGUYỆN SƠN, nhân dân quen gọi là núi Nguyền (thuộc địa phận tổ dân phố Nổ Giáp 2)

Trên đỉnh núi Thề trong hang đá có giếng tiên, đường kính khoảng 20 cm, nước quanh năm không bao giờ cạn.

Có bàn chân khổng lồ trên đá. Truyền thuyết kể về lời nguyền của Thuỷ thần bể Bạng với Sơn Thần, nước biển không được dâng tràn qua dấu bàn chân để dân làng được yên ổn làm ăn, mùa màng tươi tốt, đời sống no đủ, sự thật từ trước đến nay ở vùng này không bị những trận lụt lớn.

Đỉnh núi Thề còn có thảm đá hai cấp bằng phẳng vuông vức như bàn cờ rất đẹp, tương truyền là nơi nghỉ chân, chơi cờ của các vị thần linh mỗi khi đi qua thị sát vùng này.

Xưa kia là dãy núi liền kề gồm 99 hòn đá to, cao như 99 con rùa, xa trông như con Hổ đang phục quỳ chầu, hướng về Làng Nổ, nơi có 18 quận công từ thời Lê Trung Hưng (1533 -1789)

Trước đây là một cảnh đẹp, từ khoảng năm 1970 các cụ “bạch đầu quân” đã trồng cây theo lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh, những năm 1990 do nguồn vật liệu xây dựng thiếu, nhân dân đã đến đây khai thác đất, đá... do đó núi Thề không còn dáng vóc như xưa với lời Thề của thần biển và sơn thần.

NÚI VƯƠNG SƠN cũng là một cảnh quan đẹp. Núi cao 70 m nổi lên giữa đồng bằng.

Khoảng cuối thế kỷ thứ 9 (năm 865), Cao Biển - một tướng tài, một phù thuỷ cao tay đời Đường bên Trung Quốc sang cai trị nước ta. Khi đi qua đây đã yểm bùa Long mạch cắt một nét ngang trên của chữ Vương nên thành chữ Thổ, từ đó nhân dân quen gọi là núi Thổ Sơn hay núi Đất.

Núi Đất có hai dãy, núi mẹ chạy theo hướng Bắc Nam tượng trưng cho thân Rồng, đuôi rồng chạy dài đến cuối xóm Sơn Hạ nơi dân làng xây Văn Chỉ thờ Đức Khổng Tử - nhìn sang đền thờ Đào Duy Từ.

Núi con chạy theo hướng Đông Tây như đầu rồng. Xa trông như Con Rồng chầu. Nửa núi phía Đông, đất có màu đỏ tươi, còn nửa phía Tây là đất pha cát vàng...

Phía Tây và Tây Nam núi Đất có dòng sông Cầu Hung uốn lượn như Rồng bay nối dòng Lạch Bạng.

Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta lần thứ nhất đã cho xây trên đỉnh núi mẹ hệ thống đồn bốt và giếng Tây nhằm khống chế một vùng dân cư các làng Phú Quật, Thọ Quan, Nhân Vũ, Thượng Trai, Thổ Sơn ...

Năm Minh Mạng thứ tư (1823) Sở phủ Tĩnh Gia đã chuyển về thành Thổ Sơn (khu vực sân bay cũ, thuộc tổ dân phố Nổ Giáp 1, thôn Sơn Thắng, di tích còn lại tên gọi “Dốc Thành”).

Từ những năm 1990 nhân dân đã trồng cây theo chương trình 4304 của Chính Phủ. Đến năm 2010, chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia đã cho khai thác đất đá để đắp đê biển Hải Thanh, Bình Minh và khu Tái định cư xã Hải Yến… do đó hình dáng núi không còn như xưa nữa.

* NÚI NĂNG (còn có tên là Nang Sơn – Núi Long Cương) có đền thờ ở đỉnh Quyền Sơn với “nang Sơn Bán Đỉnh” ngày nay nhân dân quen gọi là Núi Chùa ở phía Bắc.

Đỉnh núi phía nam có hòn đá ông Voi to cao đứng sừng sững giữa trời, có nhiều thảm đá bằng phẳng dài như liếp trải chạy dọc sườn núi.

Tương truyền trên đỉnh Long Cương nhìn xuống phía Nam là cánh đồng Thất (hay đồng Chùa). Lúc còn hàn vi ông Đào Duy Từ đã dựng lều chỗ đất bằng phẳng trên đỉnh núi này để đọc sách, chăn dê và viết tác phẩm nổi tiếng “Ngoạ Long Cương” trước khi vào Nam phò Chúa Nguyễn (khoảng năm 1625).

* DÃY NÚI BỘC có đỉnh Hòn Vung cao 560m, chạy dài hết phía Tây của phường. DÃY NÚI RIỀNG chắn một phần phía Bắc phường thuộc tổ dân phố Tào Trung – Phú Quang, có đỉnh “Cúc cu” và hòn đá chồng cao chót vót.

Các dãy núi lớn, nhỏ, vừa là cảnh “non xanh nước biếc” vừa là kho báu về “nguyên vật liệu” phục vụ đời sống và xây dựng của nhân dân.

Các dãy núi cũng là nơi bắt nguồn của nhiều khe, suối như Khe Rương, Khe Giàu, khe Mưỡu, khe Nu, khe Đôi, khe Cát, khe Đòng... Tạo nên các hồ đập lớn nhỏ chứa nước phục vụ đời sống, sản xuất như Đập Thượng Công, đập Khe Mưỡu, hồ Khe Giàu, hồ Hao Hao...

Từ Nang Sơn đến Vương Sơn - Thệ nguyện cùng các khe suối chảy về dòng Lạch Bạng đựơc khắc ghi trong đôi câu đối nổi tiếng với danh nhân Đào Duy Từ.

Ngọc uẩn Nang sơn Long Hổ phục

Châu sinh Bạng Hải ngạc kình Thanh...

* Với diện tích tự nhiên 3.206,43ha*

Trong đó: Đất nông – lâm ngư nghiệp là 1.977,67ha (có 146 ha rừng trồng theo chương trình 4304 và gần 1000 ha là rừng tái sinh khoanh nuôi, rừng thông).

Đất nông nghiệp là: 843,16ha

Đất thuỷ sản là: 20,9ha

Đất ở của các hộ là: 65,48ha

Đất chưa sản xuất là: 48,87ha

Đất phi nông nghiệp là: 298,20ha

Từ năm 2010 đến năm 2013 đã giao cho khu kinh tế Nghi Sơn 108,2ha. Chủ yếu là đất lúa, lạc, màu của tổ dân phố Nổ Giáp 1, 2, vạn Thắng 1, 2, Sơn Thắng, Xuân Nguyên.

* Hệ thống đường giao thông thuận lợi, có 3 trục đường lớn chạy dọc theo chiều Bắc Nam là:

- Quốc lộ 1A dài 2820m

- Đường sắt Bắc Nam dài 2.750m.

- Đường chiến lược 2B dài 4.300m

* Có 3 trục đường Đông Tây.

Trục phía Nam từ Nổ Giáp đi khu tái định cư Hải Yến qua Sơn Thắng đến Xuân Nguyên lên núi Bộc dài 5.296m

Trục đường giữa từ công an thị xã Nghi Sơn đi Vạn Thắng qua uỷ ban nhân dân phường – qua Quyết Thắng đi Tào Trung – Thành Công dài 3.860m

Trục đường phía Bắc từ Ban chỉ huy quân sự thị xã qua tổ dân phố Vạn Thắng 1,2 - Quyết Thắng – Tào Trung – Phú Quang dài 5.820m

Hệ thống đường nhánh nối liền cáctổ dân phố ngang dọc dài trên 30.000m.

2. Khái quát về xã hội - nghề nghiệp - đời sống nhân dân.

Nguyên Bình trước năm 1945 có 8 làng với 12 xóm.

1. Làng Nỗ có xóm Uy Dương, Nam Dương, Thiên Phú, Thiên Quế và Trung Thành.

2. Làng Vạo có xóm Đông Thăng, Trung Chính, Trung Mỹ, Thượng Cát

3. Làng Thổ Sơn có xóm Sơn Thượng, Sơn Trung, Sơn Hạ.

4. Làng Văn Bài

5. Làng Thọ Quan.

6. Làng Nhân Vũ

7. Làng Thượng Trai

8. Làng Thào

Dân số năm 1945 khoảng 750 hộ với 3.750 khẩu. Đến năm 2010 có 2.145 hộ trên 9.865 khẩu.

Nghề nghiệp chính là làm ruộng, nuôi gà, vịt, lợn tại gia đình, nghề phụ có nghề đúc mũi cày chủ yếu ở thôn 6, 7, thợ mộc, thợ xẻ , thợ ngoã, đốn gỗ, hái củi trên núi bộc, thợ đúc bạc ở Thổ Sơn và buôn bán hàng xén nhỏ lẻ.

Nhân dân Nguyên Bình có truyền thống cần cù lao động, sản xuất tăng gia. Nhưng khi chưa có Đảng lãnh đạo, đời sống vô cùng khó khăn, nạn đói năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra làm cho 970 người bị chết đói, nhiều gia đình chết không còn người nào, nhiều người phải bỏ làng đi lang thang kiểm sống, tha phương cầu thực.

Người Nguyên Bình không theo đạo giáo nào, chung sống chan hoà, nghĩa tình thuỷ chung, đoàn kết, thương yêu giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau.

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, đời sống tinh thần của nhân dân đã hun đúc nên những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp như: Thờ cúng tổ tiên, tế lễ tại các nhà thờ họ tộc, các đền miếu, đình làng trong xã và các xã lân cận để cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, gia phong, thổ trạch bền vững, mùa màng bội thu.

- Đình làng Nỗ Giáp được xây dựng từ thế kỷ 16, gồm có Đình Cả và Đình Sơn, có 3 nghè làng, 6 nghè xóm, có văn chỉ và chùa Cổ Trinh ...

* Đình làng Vạo được xây dựng từ giữa thế kỷ 17 ở Cồn Cẫu. Đến năm Tân Tỵ 1941 chuyển về xây dựng kiên cố ở vị trí nhà văn hoá thôn vạn Thắng 8 nay. Bên Đình làng còn có Miếu thờ Quan Văn, Quan Võ, đền Bà Hạu và chùa Ao May. Có 1 giếng Vuông, 5 giếng tròn đường kính trên 2m gọi là giếng làng và ao đình.

* Đình làng Lén Văn Bài xây thế kỷ 19 ở Cồn Bầu, nay là tiểu khu 7 thị trấn Tĩnh Gia. Người làng Lén Văn Bài chủ yếu là từ làng Du Xuyên – Hải Thanh, làng Đông – Bình Minh lên ngụ cư.

* Đình Làng Thào xây dựng khoảng thế kỷ 18 – Nghè Tào Trung ở phía Bắc làng, phía Nam bờ khe cát có nhiều cây gỗ Dạ Hương rất to. Nghè có nhiều tượng thờ rất thiêng một thời...

* Đình Làng Thọ Quan: Giữa thế kỷ 17 ở Cồn Đình – phía Tây đường sắt và miếu thờ quan văn, quan võ, khoảng năm 1940 – 1942 chuyển về xây kiên cố ở khu cồn nhà bà Loan hiện nay.

* Đình Làng Nhân Vũ: Xây khoảng thế kỷ 17 ở khu cồn Dĩnh, Đình có Chính Tẩm, sân Đình có cây Trôi, cây Gạo hoa đỏ rất to.

* Nghè làng Thượng Trai xây dựng khoảng thế kỷ 19 ở khoảng từ nhà anh Chinh đến trường Mầm non, người làng thượng trai chủ yếu là từ xã Hải Thanh, Bình Minh lên ngụ cư ở đây, Nghè có nhiều cây đại thụ to như cây Mốc Mõm, cây Các.v.v…

* Làng thổ Sơn có Đình Trung ở cồn “mả Dứa” xây khoảng thế kỷ 17. Có Ao Làng rộng chừng 700m2 hình bán nguyệt, cuối làng có Văn chỉ thờ Đức Khổng Tử, Đầu làng ở sườn phía Tây núi Vương Sơn có Nghè thiêng thờ Thành Hoàng Làng là Võ Hầu Quận Công Lê Khánh Sơn, cổng làng được xây dựng năm 1942.

* Đình làng, Nghè, Miếu, Văn Chỉ đều được xây bằng gạch chỉ, đá, hồ xây là vôi trộn với mật mía. Cột gỗ to, mái, xà, đòn tay, rui bằng gỗ, lợp ngói liệt âm dương kiên cố.

* Đình làng là nơi hội họp của chính quyền phong kiến trước đây, cũng là nơi sinh hoạt văn hoá – chính trị của chính quyền cách mạng, nhân dân sau này.

Sân đình là nơi vui chơi đánh khăng, đá bóng, thả diều duy nhất của các thế hệ trẻ nhỏ thời bấy giờ.

Song do nhận thức chưa đầy đủ về bài trừ mê tín dị đoan, nên từ năm 1977 đến 1982 các Đình, nghè, miếu lần lượt bị phá bỏ. Đến nay cả phường không còn Ngôi đình, miếu nào.

Các phong tục tốt đẹp được khuyến khích giữ gìn và phát triển, các thói hư, tật xấu. mê tín, dị đoan bị phê phán bãi bỏ dần khỏi đời sống tinh thần của người dân.

Từ xa xưa, Nguyên Bình là vùng đất có truyền thống văn hóa “Địa linh nhân kiệt”, “Vượng khí đế Vương”, có thế núi “Long chầu” (Núi Vương Sơn) “Hổ Phục” (núi Nguyền).

Cuối thế kỷ XVI tại làng Hoa Trai Giáp, xã Vân Trai, huyện Ngọc Sơn này sinh ra một nhân vật kiệt xuất, đó là Đào Duy Từ (1572-1634). Với trí lớn, tài cao, thông minh, học rộng, biết nhiều và có hoài bão làm nên sự nghiệp lớn.

Thuở còn Hàn Vi ông đã dựng lều chăn dê, chăn trâu đọc sách, viết sách trên núi Nang Sơn.

Ông vào Nam khoảng năm 1625 và được chúa Nguyễn – Phúc – Nguyên trọng dụng, được trao các chức từ Nha úy nội tán – Tước lộc khê hầu đến “tham lý quốc chính”.

Ông đã dốc sức bày mưu, vạch kế làm nên nhiều việc lớn, về quân sự có tác phẩm nổi tiếng “Hổ Trướng Khu Cơ” để dạy các Tướng sỹ Đàng Trọng, cũng là tác phẩm quân sự duy nhất của Việt Nam còn nguyên vẹn đến ngày nay.

Năm Canh Ngọ 1630 được Chúa Nguyễn đồng ý, ông cho đắp Lũy Trường Dục dài 10km, năm Tân Mùi 1631 ông lại cho đắp Lũy khác dài 18km (gọi chung là Lũy Thầy). Nhờ hai lũy này chúa Nguyễn đã ngăn chặn được các cuộc tiến công của quân Trịnh trong một thời gian dài.

Về văn học còn lưu được 2 tác phẩm quốc âm nổi tiếng là “Ngọa Long Cương Vãn” và “Tư Dung Vãn”.

Về nghệ thuật được tôn là ông Tổ nghề hát Tuồng với vở “Sơn Hậu”, nhiều điệu múa như Hoa đăng, Tam tình chúc Thọ, Vũ Phiến, Tứ Linh, Tam Quốc, Tây Du… được truyền đến ngày nay.

Ông còn có nhiều phương cách ngoại giao rất độc đáo nhằm xây dựng một xã hội vững bền…

Thời kỳ này còn có Nguyễn Hữu Tiến – người cùng quê và là con rể của Đào Duy Từ cũng là một vị tướng tài ba của triều Nguyễn.

Đào Duy Từ mất ngày 17 tháng 10 năm Giáp Tuất 1634, hưởng thọ 63 tuổi.

Với những đóng góp lớn lao cho Triều Nguyễn, năm 1939 ông được Hoàng đế Bảo Đại tôn là “Đệ Nhất Khai Quốc Công thần”, và được thờ ở Thái – Miếu – Huế.

Năm Tân Tỵ 1941 đền thờ Đào Duy Từ được xây dựng tại quê nhà làng Hoa Trai – xã Vân Trai – Huyện Ngọc Sơn – Phủ Tĩnh Gia.

Ngày 29/9/2009 đền thờ Đào Duy Từ được công nhận là “Di Sản Văn Hóa cấp Quốc Gia” tại quyết định số 39/2002-QĐ/VHTT do Bộ trưởng Bộ văn hóa thông tin Phạm Quang Nghị ký.

Ngày dỗ ông 17/10 âm lịch hàng năm được UBND phường tổ chức dâng hương cúng tế chu đáo theo phong tục tập quán của địa phương.

Các ngày lễ Tết đền đều mở cửa để bà con nhân dân, khách thập phương đến hương khói viếng ông.

Ngoài ra Nguyên Bình còn có ngôi Mộ Tổ Họ Đào, xây dựng khoảng thế kỷ XV tại một khu đất cao nổi lên giữa đồng màu ở Vườn Vải, mộ dài khoảng 12m, rộng 6m, cao 1,1m trước Đình Cả và Đình Sơn thuộc tổ dân phố Nổ Giáp 2 hiện nay.

Ông Đào Duy Từ rời quê ra đi đã lâu, họ Đào không còn ai ở lại Nguyên Bình nhưng ngôi Mộ Tổ và đền thờ ông vẫn được bảo toàn nguyên vẹn đến ngày nay.

II. SỰ RA ĐỜI CỦA PHƯỜNG NGUYÊN BÌNH.

1. Đơn vị hành chính trước ngày thành lập xã.

- Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 thuộc Tổng Vân Trai - huyện Ngọc sơn - phủ Tĩnh Gia.

- Cuối năm 1945 huyện chủ trương bỏ đơn vị hành chính Tổng thành lập xã dưới huyện.

- Xã Cao Thắng: Gồm làng Nổ Giáp và làng Thổ Sơn do ông Nguyễn Duy Xuân (làng Nổ) làm chủ tịch. Ông Nguyên Xuân Mân (làng Thổ Sơn) làm phó chủ tịch. Ông Nguyễn Xuân San uỷ viên thư ký.

- Xã Vạn Thắng: Gồm làng Phú Quật – Văn Bài - Thọ Quan - Thượng trai – Nhân Vũ và Tào Trung do ông Vũ Trọng Thấc làm chủ tịch. Ông Lê Văn Liêu làm Phó Chủ tịch. Ông Bùi Bá Lương (Cửu Phúc) uỷ viên thư ký. Ông Nguyễn Hữu Nghị làm thư ký Việt Minh, ông Vũ Trọng Trình làm nòng cốt tự vệ.

Ngày 20 tháng 7 năm 1947 huỵên sát nhập 4 xã gồm: Vạn An, Khoa Giáp, Cao Thắng, Vạn Thắng thành xã lớn, lấy tên là Nguyên Bình.

Uỷ ban hành chính kháng chiến xã:

- Do ông Ngô Ngọc Chỉ làm chủ tịch.

- Ông Vũ Trọng Thấc là Phó chủ tịch

- Ông Nguyễn Xuân San làm uỷ viên thư ký

- Ông Nguyễn Hữu Nghị làm uỷ viên tài chính

- Ông Nguyễn Xuân châu làm uỷ viên quân sự

- Ông Phạm Văn Mợi làm uỷ viên văn hoá.

2. Xã Nguyên Bình ngày nay.

Thực hiện Quyết định ngày 20 tháng 9 năm 1954 của Ủy ban hành chính kháng chiến huyện Tĩnh Gia, xã Nguyên Bình được chia làm 2 xã.

- Phần dân cư phía Đông “nơi đón ánh sáng rạng đông sớm hơn” gồm xã Vạn An – Khoa giáp cũ được gọi là xã Bình Minh.

- Phần dân cư phía Tây và Tây Nam lấy dòng chảy tự nhiên từ cầu Hán đi Núi Nguyền làm địa giới hành chính gồm 2 xã Cao Thắng, Vạn Thắng và xóm Trại –“Trại quản dung, cồn sanh” Khoa Giáp là xã Nguyên Bình.

Từ năm 1954 đến nay địa giới hành chính, tên xã cơ bản không thay đổi. Năm 1977 xã chuyển toàn bộ đất Cồn Mả - Cồn Phú cho khu vực hành chính của UBND huyện và lâm trường Tĩnh Gia.

Năm 1985 chuyển toàn bộ khu vực từ cầu Hán – làng lén, một phần đất cồn bầu, gần hết dân cư, đất đai xóm Đông Bài cho Thị Trấn Tĩnh Gia, nay là tiểu khu 5 và tiểu khu 7. Năm 2004 thành lập thêm thôn Đào Duy Từ

Theo quyết định số 1845 ngày 25 tháng 6 năm 2007 của chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa có 16 thôn, thôn Cao Thắng 1, Cao Thắng 2, Cao Thắng 3, Cao Thắng 4, Cao Thắng 5, Vạn Thắng 6, Vạn Thắng 7, Vạn Thắng 8, Vạn Thắng 9, Quyết Thắng, Sơn Thắng, Tào Trung, Phú Quang, Thành Công, Xuân Nguyên và thôn Đào Duy Từ.

Theo quyết định số 933/NQ-UBTVQH14 ngày 22 tháng 4 năm 2020 nghị quyết về thành lập thị xã Nghi Sơn và các phường thuộc thị xã nghi sơn. Ngày 01 tháng 6 năm 2020 xã Nguyên Bình chính thức đổi tên thành phường Nguyên Bình.thực hiện Quyết định số 5389 ngày 18/12/2020 của UBND tỉnh thanh hoá về việc đổi tên thôn thành tổ dân phố tại các phường thuộc thị xã Nghi Sơn Ngày 30/12/2020 chính thức 10 thôn của phường Nguyên Bình đổi tên thành tổ dân phố.

TÓM TẮT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN PHƯỜNG NGUYÊN BÌNH, TX NGHI SƠN, THANH HOÁ

Đăng lúc: 30/08/2021 00:00:00 (GMT+7)

TÓM TẮT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN PHƯỜNG NGUYÊN BÌNH, TX NGHI SƠN, THANH HOÁ

TÓM TẮT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN PHƯỜNG NGUYÊN BÌNH, TX NGHI SƠN, THANH HOÁ

KHÁI QUÁT VỀ TỰ NHIÊN – XÃ HỘI

VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA PHƯỜNG NGUYÊN BÌNH

I. KHÁI QUÁT VỀ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

1. Khái quát về tự nhiên

Nguyên Bình thuộc vùng bán sơn địa, cách trung tâm thị xã Nghi Sơn hơn 1km về phía Tây.

Có toạ độ: 19024 đến 190 29 độ Vĩ Bắc

105041 đến 1050 46 độ Kinh Đông

Mang đặc trưng khí hậu của vùng Đồng bằng ven biển Bắc miền Trung. Chịu ảnh hưởng vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng, ẩm và mưa nhiều, được chia làm 2 mùa rõ rệt.

Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 (7 tháng)

Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 (5 tháng)

Phía Bắc giáp xã Hải Nhân và Định Hải

Phía Đông giáp phường Hải Hoà và phường Bình Minh.

Phía Nam giáp phường Xuân Lâm và xã Phú Lâm

Phía Tây giáp xã Phú Sơn và dãy núi Bộc, có đỉnh hòn vung (còn gọi là đỉnh Lâm Động) cao 560m.

Điểm dài nhất theo chiều Bắc Nam là 9.850m.

Điểm rộng nhất theo chiều Đông Tây là 3.750m.

Có hai vùng kinh tế rõ rệt: Phía tây đường sắt là vùng bán sơn địa, thuận tiện cho chăn nuôi gia trại, trồng cây gây rừng và trồng lúa chuyên canh, phía Đông đường sắt chuyên sản xuất lúa, lạc, khoai lang, rau màu.

Trên địa bàn phường có nhiều cảnh quan đẹp, gắn liền với những truyền thuyết thần kỳ như:

NÚI THỀ - tên chữ là THỆ NGUYỆN* hay NGUYỆN SƠN, nhân dân quen gọi là núi Nguyền (thuộc địa phận tổ dân phố Nổ Giáp 2)

Trên đỉnh núi Thề trong hang đá có giếng tiên, đường kính khoảng 20 cm, nước quanh năm không bao giờ cạn.

Có bàn chân khổng lồ trên đá. Truyền thuyết kể về lời nguyền của Thuỷ thần bể Bạng với Sơn Thần, nước biển không được dâng tràn qua dấu bàn chân để dân làng được yên ổn làm ăn, mùa màng tươi tốt, đời sống no đủ, sự thật từ trước đến nay ở vùng này không bị những trận lụt lớn.

Đỉnh núi Thề còn có thảm đá hai cấp bằng phẳng vuông vức như bàn cờ rất đẹp, tương truyền là nơi nghỉ chân, chơi cờ của các vị thần linh mỗi khi đi qua thị sát vùng này.

Xưa kia là dãy núi liền kề gồm 99 hòn đá to, cao như 99 con rùa, xa trông như con Hổ đang phục quỳ chầu, hướng về Làng Nổ, nơi có 18 quận công từ thời Lê Trung Hưng (1533 -1789)

Trước đây là một cảnh đẹp, từ khoảng năm 1970 các cụ “bạch đầu quân” đã trồng cây theo lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh, những năm 1990 do nguồn vật liệu xây dựng thiếu, nhân dân đã đến đây khai thác đất, đá... do đó núi Thề không còn dáng vóc như xưa với lời Thề của thần biển và sơn thần.

NÚI VƯƠNG SƠN cũng là một cảnh quan đẹp. Núi cao 70 m nổi lên giữa đồng bằng.

Khoảng cuối thế kỷ thứ 9 (năm 865), Cao Biển - một tướng tài, một phù thuỷ cao tay đời Đường bên Trung Quốc sang cai trị nước ta. Khi đi qua đây đã yểm bùa Long mạch cắt một nét ngang trên của chữ Vương nên thành chữ Thổ, từ đó nhân dân quen gọi là núi Thổ Sơn hay núi Đất.

Núi Đất có hai dãy, núi mẹ chạy theo hướng Bắc Nam tượng trưng cho thân Rồng, đuôi rồng chạy dài đến cuối xóm Sơn Hạ nơi dân làng xây Văn Chỉ thờ Đức Khổng Tử - nhìn sang đền thờ Đào Duy Từ.

Núi con chạy theo hướng Đông Tây như đầu rồng. Xa trông như Con Rồng chầu. Nửa núi phía Đông, đất có màu đỏ tươi, còn nửa phía Tây là đất pha cát vàng...

Phía Tây và Tây Nam núi Đất có dòng sông Cầu Hung uốn lượn như Rồng bay nối dòng Lạch Bạng.

Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta lần thứ nhất đã cho xây trên đỉnh núi mẹ hệ thống đồn bốt và giếng Tây nhằm khống chế một vùng dân cư các làng Phú Quật, Thọ Quan, Nhân Vũ, Thượng Trai, Thổ Sơn ...

Năm Minh Mạng thứ tư (1823) Sở phủ Tĩnh Gia đã chuyển về thành Thổ Sơn (khu vực sân bay cũ, thuộc tổ dân phố Nổ Giáp 1, thôn Sơn Thắng, di tích còn lại tên gọi “Dốc Thành”).

Từ những năm 1990 nhân dân đã trồng cây theo chương trình 4304 của Chính Phủ. Đến năm 2010, chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia đã cho khai thác đất đá để đắp đê biển Hải Thanh, Bình Minh và khu Tái định cư xã Hải Yến… do đó hình dáng núi không còn như xưa nữa.

* NÚI NĂNG (còn có tên là Nang Sơn – Núi Long Cương) có đền thờ ở đỉnh Quyền Sơn với “nang Sơn Bán Đỉnh” ngày nay nhân dân quen gọi là Núi Chùa ở phía Bắc.

Đỉnh núi phía nam có hòn đá ông Voi to cao đứng sừng sững giữa trời, có nhiều thảm đá bằng phẳng dài như liếp trải chạy dọc sườn núi.

Tương truyền trên đỉnh Long Cương nhìn xuống phía Nam là cánh đồng Thất (hay đồng Chùa). Lúc còn hàn vi ông Đào Duy Từ đã dựng lều chỗ đất bằng phẳng trên đỉnh núi này để đọc sách, chăn dê và viết tác phẩm nổi tiếng “Ngoạ Long Cương” trước khi vào Nam phò Chúa Nguyễn (khoảng năm 1625).

* DÃY NÚI BỘC có đỉnh Hòn Vung cao 560m, chạy dài hết phía Tây của phường. DÃY NÚI RIỀNG chắn một phần phía Bắc phường thuộc tổ dân phố Tào Trung – Phú Quang, có đỉnh “Cúc cu” và hòn đá chồng cao chót vót.

Các dãy núi lớn, nhỏ, vừa là cảnh “non xanh nước biếc” vừa là kho báu về “nguyên vật liệu” phục vụ đời sống và xây dựng của nhân dân.

Các dãy núi cũng là nơi bắt nguồn của nhiều khe, suối như Khe Rương, Khe Giàu, khe Mưỡu, khe Nu, khe Đôi, khe Cát, khe Đòng... Tạo nên các hồ đập lớn nhỏ chứa nước phục vụ đời sống, sản xuất như Đập Thượng Công, đập Khe Mưỡu, hồ Khe Giàu, hồ Hao Hao...

Từ Nang Sơn đến Vương Sơn - Thệ nguyện cùng các khe suối chảy về dòng Lạch Bạng đựơc khắc ghi trong đôi câu đối nổi tiếng với danh nhân Đào Duy Từ.

Ngọc uẩn Nang sơn Long Hổ phục

Châu sinh Bạng Hải ngạc kình Thanh...

* Với diện tích tự nhiên 3.206,43ha*

Trong đó: Đất nông – lâm ngư nghiệp là 1.977,67ha (có 146 ha rừng trồng theo chương trình 4304 và gần 1000 ha là rừng tái sinh khoanh nuôi, rừng thông).

Đất nông nghiệp là: 843,16ha

Đất thuỷ sản là: 20,9ha

Đất ở của các hộ là: 65,48ha

Đất chưa sản xuất là: 48,87ha

Đất phi nông nghiệp là: 298,20ha

Từ năm 2010 đến năm 2013 đã giao cho khu kinh tế Nghi Sơn 108,2ha. Chủ yếu là đất lúa, lạc, màu của tổ dân phố Nổ Giáp 1, 2, vạn Thắng 1, 2, Sơn Thắng, Xuân Nguyên.

* Hệ thống đường giao thông thuận lợi, có 3 trục đường lớn chạy dọc theo chiều Bắc Nam là:

- Quốc lộ 1A dài 2820m

- Đường sắt Bắc Nam dài 2.750m.

- Đường chiến lược 2B dài 4.300m

* Có 3 trục đường Đông Tây.

Trục phía Nam từ Nổ Giáp đi khu tái định cư Hải Yến qua Sơn Thắng đến Xuân Nguyên lên núi Bộc dài 5.296m

Trục đường giữa từ công an thị xã Nghi Sơn đi Vạn Thắng qua uỷ ban nhân dân phường – qua Quyết Thắng đi Tào Trung – Thành Công dài 3.860m

Trục đường phía Bắc từ Ban chỉ huy quân sự thị xã qua tổ dân phố Vạn Thắng 1,2 - Quyết Thắng – Tào Trung – Phú Quang dài 5.820m

Hệ thống đường nhánh nối liền cáctổ dân phố ngang dọc dài trên 30.000m.

2. Khái quát về xã hội - nghề nghiệp - đời sống nhân dân.

Nguyên Bình trước năm 1945 có 8 làng với 12 xóm.

1. Làng Nỗ có xóm Uy Dương, Nam Dương, Thiên Phú, Thiên Quế và Trung Thành.

2. Làng Vạo có xóm Đông Thăng, Trung Chính, Trung Mỹ, Thượng Cát

3. Làng Thổ Sơn có xóm Sơn Thượng, Sơn Trung, Sơn Hạ.

4. Làng Văn Bài

5. Làng Thọ Quan.

6. Làng Nhân Vũ

7. Làng Thượng Trai

8. Làng Thào

Dân số năm 1945 khoảng 750 hộ với 3.750 khẩu. Đến năm 2010 có 2.145 hộ trên 9.865 khẩu.

Nghề nghiệp chính là làm ruộng, nuôi gà, vịt, lợn tại gia đình, nghề phụ có nghề đúc mũi cày chủ yếu ở thôn 6, 7, thợ mộc, thợ xẻ , thợ ngoã, đốn gỗ, hái củi trên núi bộc, thợ đúc bạc ở Thổ Sơn và buôn bán hàng xén nhỏ lẻ.

Nhân dân Nguyên Bình có truyền thống cần cù lao động, sản xuất tăng gia. Nhưng khi chưa có Đảng lãnh đạo, đời sống vô cùng khó khăn, nạn đói năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra làm cho 970 người bị chết đói, nhiều gia đình chết không còn người nào, nhiều người phải bỏ làng đi lang thang kiểm sống, tha phương cầu thực.

Người Nguyên Bình không theo đạo giáo nào, chung sống chan hoà, nghĩa tình thuỷ chung, đoàn kết, thương yêu giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau.

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, đời sống tinh thần của nhân dân đã hun đúc nên những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp như: Thờ cúng tổ tiên, tế lễ tại các nhà thờ họ tộc, các đền miếu, đình làng trong xã và các xã lân cận để cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, gia phong, thổ trạch bền vững, mùa màng bội thu.

- Đình làng Nỗ Giáp được xây dựng từ thế kỷ 16, gồm có Đình Cả và Đình Sơn, có 3 nghè làng, 6 nghè xóm, có văn chỉ và chùa Cổ Trinh ...

* Đình làng Vạo được xây dựng từ giữa thế kỷ 17 ở Cồn Cẫu. Đến năm Tân Tỵ 1941 chuyển về xây dựng kiên cố ở vị trí nhà văn hoá thôn vạn Thắng 8 nay. Bên Đình làng còn có Miếu thờ Quan Văn, Quan Võ, đền Bà Hạu và chùa Ao May. Có 1 giếng Vuông, 5 giếng tròn đường kính trên 2m gọi là giếng làng và ao đình.

* Đình làng Lén Văn Bài xây thế kỷ 19 ở Cồn Bầu, nay là tiểu khu 7 thị trấn Tĩnh Gia. Người làng Lén Văn Bài chủ yếu là từ làng Du Xuyên – Hải Thanh, làng Đông – Bình Minh lên ngụ cư.

* Đình Làng Thào xây dựng khoảng thế kỷ 18 – Nghè Tào Trung ở phía Bắc làng, phía Nam bờ khe cát có nhiều cây gỗ Dạ Hương rất to. Nghè có nhiều tượng thờ rất thiêng một thời...

* Đình Làng Thọ Quan: Giữa thế kỷ 17 ở Cồn Đình – phía Tây đường sắt và miếu thờ quan văn, quan võ, khoảng năm 1940 – 1942 chuyển về xây kiên cố ở khu cồn nhà bà Loan hiện nay.

* Đình Làng Nhân Vũ: Xây khoảng thế kỷ 17 ở khu cồn Dĩnh, Đình có Chính Tẩm, sân Đình có cây Trôi, cây Gạo hoa đỏ rất to.

* Nghè làng Thượng Trai xây dựng khoảng thế kỷ 19 ở khoảng từ nhà anh Chinh đến trường Mầm non, người làng thượng trai chủ yếu là từ xã Hải Thanh, Bình Minh lên ngụ cư ở đây, Nghè có nhiều cây đại thụ to như cây Mốc Mõm, cây Các.v.v…

* Làng thổ Sơn có Đình Trung ở cồn “mả Dứa” xây khoảng thế kỷ 17. Có Ao Làng rộng chừng 700m2 hình bán nguyệt, cuối làng có Văn chỉ thờ Đức Khổng Tử, Đầu làng ở sườn phía Tây núi Vương Sơn có Nghè thiêng thờ Thành Hoàng Làng là Võ Hầu Quận Công Lê Khánh Sơn, cổng làng được xây dựng năm 1942.

* Đình làng, Nghè, Miếu, Văn Chỉ đều được xây bằng gạch chỉ, đá, hồ xây là vôi trộn với mật mía. Cột gỗ to, mái, xà, đòn tay, rui bằng gỗ, lợp ngói liệt âm dương kiên cố.

* Đình làng là nơi hội họp của chính quyền phong kiến trước đây, cũng là nơi sinh hoạt văn hoá – chính trị của chính quyền cách mạng, nhân dân sau này.

Sân đình là nơi vui chơi đánh khăng, đá bóng, thả diều duy nhất của các thế hệ trẻ nhỏ thời bấy giờ.

Song do nhận thức chưa đầy đủ về bài trừ mê tín dị đoan, nên từ năm 1977 đến 1982 các Đình, nghè, miếu lần lượt bị phá bỏ. Đến nay cả phường không còn Ngôi đình, miếu nào.

Các phong tục tốt đẹp được khuyến khích giữ gìn và phát triển, các thói hư, tật xấu. mê tín, dị đoan bị phê phán bãi bỏ dần khỏi đời sống tinh thần của người dân.

Từ xa xưa, Nguyên Bình là vùng đất có truyền thống văn hóa “Địa linh nhân kiệt”, “Vượng khí đế Vương”, có thế núi “Long chầu” (Núi Vương Sơn) “Hổ Phục” (núi Nguyền).

Cuối thế kỷ XVI tại làng Hoa Trai Giáp, xã Vân Trai, huyện Ngọc Sơn này sinh ra một nhân vật kiệt xuất, đó là Đào Duy Từ (1572-1634). Với trí lớn, tài cao, thông minh, học rộng, biết nhiều và có hoài bão làm nên sự nghiệp lớn.

Thuở còn Hàn Vi ông đã dựng lều chăn dê, chăn trâu đọc sách, viết sách trên núi Nang Sơn.

Ông vào Nam khoảng năm 1625 và được chúa Nguyễn – Phúc – Nguyên trọng dụng, được trao các chức từ Nha úy nội tán – Tước lộc khê hầu đến “tham lý quốc chính”.

Ông đã dốc sức bày mưu, vạch kế làm nên nhiều việc lớn, về quân sự có tác phẩm nổi tiếng “Hổ Trướng Khu Cơ” để dạy các Tướng sỹ Đàng Trọng, cũng là tác phẩm quân sự duy nhất của Việt Nam còn nguyên vẹn đến ngày nay.

Năm Canh Ngọ 1630 được Chúa Nguyễn đồng ý, ông cho đắp Lũy Trường Dục dài 10km, năm Tân Mùi 1631 ông lại cho đắp Lũy khác dài 18km (gọi chung là Lũy Thầy). Nhờ hai lũy này chúa Nguyễn đã ngăn chặn được các cuộc tiến công của quân Trịnh trong một thời gian dài.

Về văn học còn lưu được 2 tác phẩm quốc âm nổi tiếng là “Ngọa Long Cương Vãn” và “Tư Dung Vãn”.

Về nghệ thuật được tôn là ông Tổ nghề hát Tuồng với vở “Sơn Hậu”, nhiều điệu múa như Hoa đăng, Tam tình chúc Thọ, Vũ Phiến, Tứ Linh, Tam Quốc, Tây Du… được truyền đến ngày nay.

Ông còn có nhiều phương cách ngoại giao rất độc đáo nhằm xây dựng một xã hội vững bền…

Thời kỳ này còn có Nguyễn Hữu Tiến – người cùng quê và là con rể của Đào Duy Từ cũng là một vị tướng tài ba của triều Nguyễn.

Đào Duy Từ mất ngày 17 tháng 10 năm Giáp Tuất 1634, hưởng thọ 63 tuổi.

Với những đóng góp lớn lao cho Triều Nguyễn, năm 1939 ông được Hoàng đế Bảo Đại tôn là “Đệ Nhất Khai Quốc Công thần”, và được thờ ở Thái – Miếu – Huế.

Năm Tân Tỵ 1941 đền thờ Đào Duy Từ được xây dựng tại quê nhà làng Hoa Trai – xã Vân Trai – Huyện Ngọc Sơn – Phủ Tĩnh Gia.

Ngày 29/9/2009 đền thờ Đào Duy Từ được công nhận là “Di Sản Văn Hóa cấp Quốc Gia” tại quyết định số 39/2002-QĐ/VHTT do Bộ trưởng Bộ văn hóa thông tin Phạm Quang Nghị ký.

Ngày dỗ ông 17/10 âm lịch hàng năm được UBND phường tổ chức dâng hương cúng tế chu đáo theo phong tục tập quán của địa phương.

Các ngày lễ Tết đền đều mở cửa để bà con nhân dân, khách thập phương đến hương khói viếng ông.

Ngoài ra Nguyên Bình còn có ngôi Mộ Tổ Họ Đào, xây dựng khoảng thế kỷ XV tại một khu đất cao nổi lên giữa đồng màu ở Vườn Vải, mộ dài khoảng 12m, rộng 6m, cao 1,1m trước Đình Cả và Đình Sơn thuộc tổ dân phố Nổ Giáp 2 hiện nay.

Ông Đào Duy Từ rời quê ra đi đã lâu, họ Đào không còn ai ở lại Nguyên Bình nhưng ngôi Mộ Tổ và đền thờ ông vẫn được bảo toàn nguyên vẹn đến ngày nay.

II. SỰ RA ĐỜI CỦA PHƯỜNG NGUYÊN BÌNH.

1. Đơn vị hành chính trước ngày thành lập xã.

- Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 thuộc Tổng Vân Trai - huyện Ngọc sơn - phủ Tĩnh Gia.

- Cuối năm 1945 huyện chủ trương bỏ đơn vị hành chính Tổng thành lập xã dưới huyện.

- Xã Cao Thắng: Gồm làng Nổ Giáp và làng Thổ Sơn do ông Nguyễn Duy Xuân (làng Nổ) làm chủ tịch. Ông Nguyên Xuân Mân (làng Thổ Sơn) làm phó chủ tịch. Ông Nguyễn Xuân San uỷ viên thư ký.

- Xã Vạn Thắng: Gồm làng Phú Quật – Văn Bài - Thọ Quan - Thượng trai – Nhân Vũ và Tào Trung do ông Vũ Trọng Thấc làm chủ tịch. Ông Lê Văn Liêu làm Phó Chủ tịch. Ông Bùi Bá Lương (Cửu Phúc) uỷ viên thư ký. Ông Nguyễn Hữu Nghị làm thư ký Việt Minh, ông Vũ Trọng Trình làm nòng cốt tự vệ.

Ngày 20 tháng 7 năm 1947 huỵên sát nhập 4 xã gồm: Vạn An, Khoa Giáp, Cao Thắng, Vạn Thắng thành xã lớn, lấy tên là Nguyên Bình.

Uỷ ban hành chính kháng chiến xã:

- Do ông Ngô Ngọc Chỉ làm chủ tịch.

- Ông Vũ Trọng Thấc là Phó chủ tịch

- Ông Nguyễn Xuân San làm uỷ viên thư ký

- Ông Nguyễn Hữu Nghị làm uỷ viên tài chính

- Ông Nguyễn Xuân châu làm uỷ viên quân sự

- Ông Phạm Văn Mợi làm uỷ viên văn hoá.

2. Xã Nguyên Bình ngày nay.

Thực hiện Quyết định ngày 20 tháng 9 năm 1954 của Ủy ban hành chính kháng chiến huyện Tĩnh Gia, xã Nguyên Bình được chia làm 2 xã.

- Phần dân cư phía Đông “nơi đón ánh sáng rạng đông sớm hơn” gồm xã Vạn An – Khoa giáp cũ được gọi là xã Bình Minh.

- Phần dân cư phía Tây và Tây Nam lấy dòng chảy tự nhiên từ cầu Hán đi Núi Nguyền làm địa giới hành chính gồm 2 xã Cao Thắng, Vạn Thắng và xóm Trại –“Trại quản dung, cồn sanh” Khoa Giáp là xã Nguyên Bình.

Từ năm 1954 đến nay địa giới hành chính, tên xã cơ bản không thay đổi. Năm 1977 xã chuyển toàn bộ đất Cồn Mả - Cồn Phú cho khu vực hành chính của UBND huyện và lâm trường Tĩnh Gia.

Năm 1985 chuyển toàn bộ khu vực từ cầu Hán – làng lén, một phần đất cồn bầu, gần hết dân cư, đất đai xóm Đông Bài cho Thị Trấn Tĩnh Gia, nay là tiểu khu 5 và tiểu khu 7. Năm 2004 thành lập thêm thôn Đào Duy Từ

Theo quyết định số 1845 ngày 25 tháng 6 năm 2007 của chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa có 16 thôn, thôn Cao Thắng 1, Cao Thắng 2, Cao Thắng 3, Cao Thắng 4, Cao Thắng 5, Vạn Thắng 6, Vạn Thắng 7, Vạn Thắng 8, Vạn Thắng 9, Quyết Thắng, Sơn Thắng, Tào Trung, Phú Quang, Thành Công, Xuân Nguyên và thôn Đào Duy Từ.

Theo quyết định số 933/NQ-UBTVQH14 ngày 22 tháng 4 năm 2020 nghị quyết về thành lập thị xã Nghi Sơn và các phường thuộc thị xã nghi sơn. Ngày 01 tháng 6 năm 2020 xã Nguyên Bình chính thức đổi tên thành phường Nguyên Bình.thực hiện Quyết định số 5389 ngày 18/12/2020 của UBND tỉnh thanh hoá về việc đổi tên thôn thành tổ dân phố tại các phường thuộc thị xã Nghi Sơn Ngày 30/12/2020 chính thức 10 thôn của phường Nguyên Bình đổi tên thành tổ dân phố.

Từ khóa bài viết:

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT HỒ SƠ TTHC